Mồng tơi là một loại rau dân dã được nhiều người yêu thích bởi nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe như: Thanh nhiệt, trị táo bón, lợi tiểu, đẹp da,… Ngoài ra, loại rau này còn là một vị thuốc được khá nhiều người áp dụng để chữa bệnh.
Trong một vài nghiên cứu cho thấy, rau mồng tơi có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Trong nửa bát rau chín có thể cung cấp tới 190% vitamin A và 20% chất sắt cho bữa ăn hằng ngày. Chính vì vậy mà mồng tơi được trưng dụng tối đa trong thực đơn ăn uống của các bà nội trợ.
Rau mồng tơi cung cấp khá nhiều dinh dưỡng cho cơ thể
Thế nhưng, bên cạnh ưu điểm thì loại rau này nếu ăn sai cách và quá lạm dụng cũng gây ra không ít phiền toái và tác hại đến sức khỏe của con người. Hãy note lại ngay trước khi quá muộn nhé!
Đầy bụng, khó tiêu
Những người có hệ tiêu hóa không tốt, dễ bị lạnh bụng, đầy bụng thì nên hạn chế ăn loại rau này nếu không muốn cơ thể trở nên ốm yếu hơn.
Rau mồng tơi có tính mát, nhiều chất nhầy nên sẽ không phù hợp với những người có thể trạng hàn tính bởi nó sẽ gây lạnh bụng, tăng độ ẩm dẫn đến đầy hơi, khó tiêu.
Không nên ăn mồng tơi sống mà nên nấu chín để tận dụng tối đa dinh dưỡng. Tuy nhiên khi nấu xong không nên đậy vung vì sẽ làm chất dinh dưỡng bị triệt tiêu đồng thời rau ngả màu vàng không đẹp mắt.
Không tốt cho dạ dày
Là loại rau có hàm lượng chất xơ khá cao, mồng tơi góp phần thúc đẩy sự hoạt động tối đa của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều vì sẽ khiến dạ dày khó chịu, đầy hơi, chướng khí.
Những người bị viêm loét dạ dày hay tá tràng càng phải tránh ăn món này thường xuyên vì sẽ làm tình trạng bệnh xấu đi. Tốt hơn nên ăn vừa đủ và có thể uống một ly nước lọc sau khi ăn mồng tơi nhằm giúp chất xơ được tiêu hóa nhanh hơn.
Những người bị đau dạ dày nên hạn chế ăn loại rau này
Tiêu chảy
Không những gây đầy bụng, khó tiêu mà nếu ăn nhiều rau mồng tơi rất dễ dẫn đến tình trạng bị tiêu chảy.
Dù mồng tơi hỗ trợ điều trị táo bón, giúp nhuận tràng nhưng không được lạm dụng quá nhiều. Những người bụng yếu thì càng phải lưu ý kỹ điều này.
Khiến cơ thể hấp thu kém
Mồng tơi có hàm lượng cao axit oxalic. Chính vì thế, nếu ăn quá nhiều mồng tơi, cơ thể sẽ khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng như sắt và canxi.
Muốn khắc phục tình trạng này, bạn có thể ăn kèm rau mồng tơi với thực phẩm giàu vitamin C như cà chua hoặc nước cam để giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng thiết yếu được dễ dàng hơn.
Mảng bám răng
Axit oxalic trong mồng tơi cũng là thủ phạm gây ra mảng bám răng mà bạn cần lưu ý.
Lý do là vì chúng chứa các tinh thể nhỏ không hòa tan trong nước. Những tinh thể này sẽ bám vào răng gây ra hiện tượng mảng bám nhớt khó chịu. Thế nên, bạn cần đánh răng kỹ sau khi ăn để loại bỏ các mảng bám này.
Ăn quá nhiều rau mồng tơi có thể gây ra mảng bám răng khó chịu
Sỏi thận
Axit oxalic có trrong mồng tơi còn khiến cho nồng độ canxi oxalate của nước tiểu tăng đột biến gây ra sỏi thận.
Mặt khác, trong rau mồng tơi còn chứa purin – hợp chất này biến thành axit uric dễ tích tụ thành sỏi thận.
Do vậy mà các chuyên gia khuyến cáo, đối với bệnh nhân mắc sỏi thận nên tránh ăn rau mồng tơi nếu không muốn bệnh tái phát nhanh hơn.
Dù rất ngon và bổ dưỡng thế nhưng không phải ai cũng ăn được loại rau này. Các chị em nên nhớ kỹ để tránh việc lợi bất cập hại khi sử dụng rau mồng tơi để nấu ăn cho gia đình nhé!
Bạn có thể xem thêm: Những cách làm mặt nạ trị tàn nhang 2016
0 nhận xét :
Đăng nhận xét